Công ty nhập khẩu thuốc | Gia công mỹ phẩm độc quyền giá rẻ - Công ty nhập khẩu thực phẩm chức năng uy tín | 10 xu hướng lựa chọn thực phẩm chức năng tại Mỹ 2018 | Tìm hiểu thông tin thủ tục công bố nhập khẩu thực phẩm chức năng| Gia công thực phẩm chức năng tại nước ngoài | Tư vấn gia công mỹ phẩm nhập khẩu|

Du học Hàn Quốc là điểm đến thực hiện ước mơ rất thích hợp với các bạn sinh viên quốc tế

Có cơ hội nhận được rất nhiều phần học bổng giá trị cao với các sinh viên

Chính phủ Hàn Quốc triển khai nhiều chương trình vừa học vừa làm cho du học sinh

Nhiều ngôi trường đại học nổi tiếng, chất lượng giáo dục cao cấp, hiện đại

Nhiều chương trình ngành học cho các bạn sinh viên quốc tế lựa chọn

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Tìm hiểu về ngôn ngữ Hàn Quốc

 Tại nước ta, ngôn ngữ Hàn Quốc đang dần khẳng định vị thế của mình trong các ngoại ngữ được ưa chuộng tại Việt Nam. Nếu bạn đang có dự định đi du học Hàn Quốc tự túc thì phải trang bị cho mình một vốn từ tiếng Hàn nhất định vì bạn không thể sử dụng tiếng Anh khi học tập tại xứ Kim Chi. Bài viết dưới đây, ThangLong sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích mang lại cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ tiếng Hàn.
 Được đánh giá là hệ thống chữ viết độc đáo hiếm có và đứng thứ 10 trên thế giới về số lượng. Do ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc cùng sự hợp tác mạnh mẽ từ phía Hàn Quốc và Việt Nam đã mang lại trào lưu học ngôn ngữ Hàn nhiều hơn.
 Chữ tiếng Hàn còn được biết đến với cái tên khác là Hangeul. Hangeul là chữ cái tiếng Hàn được vua Sejong phát minh vào năm 1443 và được đưa vào sử dụng vào năm 1446 với tên gọi ban đầu là Hunmin Jeong-eum (Huấn dân chính âm; 訓民正音). Hangeul được tạo ra rất độc đáo và không chịu ảnh hưởng từ chữ viết của các ngôn ngữ khác. Nó được xây dựng trên cơ sở bộ máy phát âm của con người và sự hòa hợp giữa các yếu tố thiên địa nhân với sự kết hợp của 3 nét biểu tượng tương ứng ,  ,


 Bảng chữ cái tiếng Hàn gồm có 40 ký tự với 21 nguyên âm và 19 phụ âmCũng như các ngôn ngữ khác, âm tiết tiếng Hàn được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm và được viết theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. 
- Tiếng Hàn có sự đối âm độc đáo giữa âm bằng, âm căng, âm bật hơi… mà không có ngôn ngữ nào có. Nếu như tiếng Việt khó ở thanh sắc thì tiếng Hàn khó chính là ở cách phát âm các âm căng, bật hơi này.
- Trong tiếng Hàn Quốc để tạo thành một âm tiết bắt buộc phải có nguyên âm. Bạn sẽ không tìm thấy bất kì từ nào mà chỉ có mỗi phụ âm đâu.
- Phải viết thêm ” (ng) vào vị trí âm đầu trong trường hợp âm tiết được hình thành bởi duy nhất một nguyên âm( + = (a)hoặc + = (ô))
- Âm tiết được tạo thành khi thêm phụ âm vào nguyên âm.
- Từ vựng tiếng Hàn Quốc đa dạng với gốc từ Thuần Hàn, từ gốc Hán và từ ngoại lai 
- Câu trong tiếng Hàn được tạo thành bởi trật tự ngược với tiếng Việt là SOV - Chủ ngữ + Tân ngữ + Vị ngữ
- Trật tự câu của tiếng Hàn có thể linh động với nhau nhưng vị ngữ chủ yếu xuất hiện ở cuối câu.
- Kính ngữ là một đặc trưng nổi bật trong tiếng Hàn. Đây là cách nói tôn trọng lịch sự dành cho người lớn tuổi, bề trên, người có vị thế cao hơn. Các bạn sinh viên du học Hàn Quốc nên chú ý trong quá trình học của mình.
 Bất cứ quốc gia nào, ngôn ngữ nào đều có ngôn ngữ địa phương theo vùng miền. Tuy vẫn thống nhất trên 1 nền tảng chữ phổ thông nhưng sự khác biệt trong cách phát âm, cách giao tiếp đã khiến cho các vùng này có một chút khác biệt. Tiếng Địa phương của Hàn Quốc được chia làm 6 vùng chủ yếu.
- Vùng Đông Bắc : tỉnh Bắc Hamgyeong, Nam Hamgyeong và tỉnh Yanggang ở Bắc Triều Tiên.
- Vùng Tây Bắc : tỉnh Bắc Pyeongan, Nam Pyeongan, tỉnh Jagang và phía Bắc của tỉnh Hwanghae ở Bắc Triều Tiên
- Vùng Đông Nam : tỉnh Bắc Gyeongsang, Nam Gyeongsang và vùng xung quanh
- Vùng Tây Nam : tỉnh Bắc Jeolla, Nam Jeolla 
- Vùng Jeju : đảo Jeju và các đảo phụ thuộc 
- Vùng Trung bộ : tỉnh Gyeonggi, tỉnh Bắc Chungcheong, Nam Chungcheong, tỉnh Gangwon và phần lớn của tỉnh Hwanghae.
 Hiện nay, ThangLong OSC đang thực hiện chương trình tuyển sinh du học Hàn Quốc vừa học vừa làm với chi phí trọn gói chỉ với 150 triệu cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn ( Tham khảo tại link 
http://thanglongosc.vn/tuyen-sinh-du-hoc-han-quoc-tu-tuc-2017/). Mọi thông tin xin liên lạc theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Thăng Long
Đ/c: Tầng 8, Tòa nhà HLH Phụ Nữ, Số 6 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 6686 6770 – 096 604 1213 – 0945 422 047

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Chi phí đi du học Hàn Quốc tự túc 2017 có rẻ không?

 Có lẽ, vấn đề tài chính là điều mà tất cả các bạn sinh viên, phụ huynh quan tâm trên chặng đường học tập, làm việc tại một quốc gia có nền giáo dục chất lượng quốc tế. Để giúp các bạn du học sinh giải đáp được thắc mắc Chi phí du học Hàn Quốc vừa học vừa làm mất bảo nhiêu? hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của ThangLong OSC.

Học phí tại trường đại học Hàn Quốc

 Chi phí du học sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như học phí, chi phí sinh hoạt hàng ngày...khi học tập tại xứ sở Kim Chi. Xét riêng về vấn đề học phí du học Hàn Quốc. Chắc chắn sẽ không có câu trả lời cụ thể cho bạn về học phí du học Hàn Quốc mà bạn sẽ phải đầu tư khi đến xứ sở kim chi. Bởi lẽ mức học phí này sẽ được quyết định bởi chuyên ngành cũng như ngôi trường mà bạn sẽ theo học sẽ có sự chênh lệch cũng không quá nhiều.
 Thêm một điểm cộng khác bạn cần biết khi du học Hàn Quốc. Ở xứ sở kim chi, các trường chuyên thường có mức chi phí rẻ hơn của các trường đại học hệ 4 năm. Và học phí tại các trường công lập thì tương đối rẻ hơn so với các trường dân lập. Mức học phí cụ thể sẽ dao động trong khoảng như sau:
  • Đại học chuyên ngành: $3,000-6,000/năm
  • Đại học Công lập: $3,500-6,000/ năm
  • Đại học dân lập: $5,000-8,000/ năm

Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị một số khoản phụ phí khác như:
  • Phí nhập học: $50 ~ $150
  • Phí đào tạo ngoại ngữ $1,000 ~ $1,400 (10 tuần) hoặc $800 (3 tuần)
Học phí chương trình tiếng Hàn: giao động từ USD 5000- USD 6500/ năm
Khóa học tiếng Hàn một năm có 4 kỳ, mỗi kỳ học gồm 10 tuần hoặc 15 tuần tùy từng trường.
Học phí chương trình hệ đại học: giao động từ USD 3000 – USD 6000/ kỳ
Mỗi ngành khác nhau sẽ có mức học phí khác nhau. Học phí thường tăng dần từ khối xã hội, nhân văn tới khoa học, cơ khí, mỹ thuật và y học. Đối với hệ thạc sỹ cũng có sự chênh lệch này, tùy nhiên chi phí sẽ cao hơn khoảng $500 -$800 so với hệ đại học.

Các khoản chi phí sinh hoạt khác

 Bên cạnh việc học khí thì các bạn cần tìm hiểu vè mức phí sinh hoạt tại thành phố mình sống. Chắc chắn bạn sẽ chẳng thể tìm được mức sinh hoạt rẻ như bèo nếu sinh hoạt tại thủ đô hoa lệ - Seoul (Chi phí du học Hàn Quốc tại Thủ đô Seoul). Và tất nhiên bạn cũng sẽ chẳng có được mức chi “hợp lý” với túi tiền khá eo hẹp nếu căn phòng ở trọ của bạn nằm trong top “đại gia”.
 Nếu muốn tiếp kiệm chi phí bạn có thể xem xét ở trong ký túc xá. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng tại Hàn Quốc đều có ký túc xá cho sinh viên quốc tế. Sẽ có phòng đôi hoặc phòng đơn, hoặc mỗi phòng sẽ có 2 đến 4 người có thể ở. Các phòng sẽ được trang bị đầy đủ giường, tủ, bàn ghế và cáp internet. Các bạn sẽ không phải lo lắng về việc ở ký túc xá có được nấu ăn hay không, bởi có những trường sẽ có bếp nấu ăn cho các bạn. Mỗi tầng sẽ có 1 máy giặt, 1 bàn ủi chung. Nhà vệ sinh có thể riêng từng phòng hoặc chung cho từng tầng tùy thuộc vào loại ký túc xá.
 Thông thường trong trường hợp không bao gồm ăn uống và chuẩn bị các thì các đồ dung học tập như giường, điện thoại, đường Internet, bàn ghế… Mức chi phí cụ thể dao dộng trong khoảng $300 ~ $800/kỳ/4 người/phòng. Ngoài ra, tiền ký túc xá còn tùy thuộc vào việc có bao gồm tiền ăn hay không. Cụ thể:
Tiền ký túc xá giao động từ 300$ - 1000$/ kỳ tùy thuộc vào phòng 2 người hay 4 người.
Việc ở ký túc xá sẽ không bắt buộc với một số trường. Bạn có thể thuê phòng ở ngoài trường với chi phí 300$ - 500$/ tháng.
Tiền ăn uống sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của các bạn. Tiền ăn tại KTX khoảng 300$/ tháng.
Bảo hiểm y tế: 180 – 200$/ năm tùy trường
Đi lại: Phí xe bus nội thành hoặc tàu điện ngầm: $0.9/ lần
Internet: $30/ tháng
 Đừng bỏ lỡ giấc mơ du học của mình vì vấn đề tài chính, hiện nay ThangLong OSC đang thực hiện chương trình du học Hàn Quốc tự túc 2017 với chi phí trọn gói chỉ với 150 triệu đồng. Hãy cùng tham khảo tại link 
http://thanglongosc.vn/du-hoc-han-quoc/

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Tâm sự về việc rửa bát thuê khi đi du học Hàn Quốc tự túc 2017

 Đi du học Hàn Quốc hay bất kỳ một quốc gia nào thì con đường tri thức này không hoàn toàn màu hồng đối với các bạn theo diện vừa học vừa làm. Để chạm tới cánh cửa tương lai rộng mở hơn các bạn sinh viên quốc tế phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều trong việc làm thêm để trang trải việc học tập, sinh hoạt tại xứ Kim Chi nhưng luôn phấn đấu để có kết quả học tập tốt nhất. Đôi khi, nhiều người vẫn lầm nghĩ đi du học học chắc làm thêm được nhiều tiền lắm, cuộc sống toàn trải nghiệm quý bau. Hãy cùng lắng nghe tâm sự của bạn Tuyết Nhung khi làm thêm công việc rửa bát thuê qua bài viết dưới đây. 
Câu hỏi vô tâm của hàng xóm, bạn bè khiến Tuyết Nhung cảm thấy tủi thân vô cùng. Họ đâu biết rằng, đông cũng như hè, Nhung phải rửa khoảng 2.000 cái đĩa, chưa kể cốc, chén, thìa, đũa mỗi buổi làm thêm để có tiền trang trải sinh hoạt phí và học phí bên Hàn. Vất vả vô cùng!
"Đến với Hàn Quốc, xa gia đình, bắt đầu một cuộc sống không có bố mẹ ở bên, mất gì... và được gì?".
Trần Tuyết Nhung (sinh năm 1997, tại Thái Nguyên) tự hỏi mình như thế trước khi đặt bút viết những dòng tâm sự rất thật về đời sống du học khó khăn của mình tại Hàn đang gây bão dư luận những ngày qua.
Trong bài viết thu hút hàng ngàn lượt like trên mạng xã hội, Nhung đã kể những câu chuyện chân thật về nỗi vất vả của một sinh viên Việt xa xứ, mà không phải bạn trẻ nào cũng đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật ấy khi đã mang cái mác "du học sinh".
Nhưng điều khiến Nhung tủi thân nhất không phải là chuyện làm thêm vất vả kiếm tiền đóng học phí bên Hàn, cũng chẳng phải là một ngày dài chân tay mỏi rũ rượi trở về căn phòng trống trải chỉ có một mình với 4 bức tường lặng lẽ... mà Nhung muốn bật khóc thật to vì sau những vất vả ấy, đổi lại là câu hỏi vô tâm của nhiều người: "Du học bên đó, có mang được nhiều tiền về không cháu?".
Nhung đang là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế của trường ĐH Kyonggi, thành phố Suwon, tỉnh Kyonggi (cách Seoul 1 giờ tàu điện).
Rửa bát thuê 7.000 won/h, tiền học đã là 6.500 won/h
Nhung là con gái thứ 2 trong gia đình có 2 anh em. Bố mẹ Nhung có cửa hàng buôn bán nhỏ tại nhà. Anh trai đã ra trường và làm công nhân. Kinh tế gia đình Nhung không thuộc hàng dư dả vì thế, bố mẹ cô chỉ có khả năng lo cho con gái tiền học phí và tiền ở ktx tại Hàn trong năm học đầu tiên.
Từ học kỳ thứ 2, cô gái Việt tự kiếm tiền trang trải cho cuộc sống du học tại Hàn. Để tồn tại ở nơi không người thân, Nhung nếm trải đủ mùi vị của lao động tay chân, ánh nhìn màu hồng của cô về một đất nước Hàn Quốc có trong phim Hàn, nhạc Hàn, idol, Kpop... sụp đổ.


Khi du học Hàn Quốc tại Seoul thì chi phí cần bao nhiêu tiền?
Sau quá trình du học Hàn Quốc bạn học được những gì? 
 Nhung kể: "Mình đi rửa bát thuê cho một quán ăn, lương 7.000 won/h thì tiền học đã là 6,5.000 won/h rồi. Mỗi lần đến kì đóng tiền thì mình vay mượn các kiểu để chứng minh tài chính rồi đóng học phí đến sấp mặt. Mình cứ vay rồi làm tháng sau trả lại, thế chả biết bao giờ mới hết nợ. Đi làm về mệt chỉ kịp tắm rửa ăn uống rồi ngủ, bài vở có khi chả thèm động đến. Cuối tuần là thời gian duy nhất không phải đến trường, mình làm thêm từ sáng đến đêm. Mùa đông, có hôm tuyết rơi dày vẫn phải mò dậy đi làm trong khi đứa bạn cùng phòng vẫn đang yên giấc, thật sự lúc ấy chỉ muốn khóc".
Mỗi buổi làm, Nhung rửa trung bình khoảng 2.000 cái đĩa, chưa kể cốc, chén, thìa, đũa.
Sau hơn 8 tháng gắn bó với "nghề" rửa bát thuê, tiền công của Nhung hiện tại đã tăng lên. Cô bạn được trả 7.200 won/h làm việc. Khi được chủ quán ngỏ ý chuyển cô sang khâu chạy bàn cho đỡ vất vả, Nhung từ chối vì: "Lương rửa bát cao hơn lương chạy bàn, phần vì mình làm công việc này cũng khá lâu rồi, lúc đông khách mệt kinh khủng, áp lực lắm, nhưng nghĩ thấy mình gắn bó được với nó mấy tháng trời rồi bỏ đi lại tiếc".
"Nói chung du học tự túc nó có nhiều cái hay nhưng bù lại cũng mệt mỏi vất vả lắm, bạn nào chuẩn bị đi thì cứ suy nghĩ cho kĩ vào không lại hối hận đấy", Nhung đúc kết từ thực tế của chính mình.
Nhìn cái dáng nhỏ xíu của nữ du học Việt từ sáng đến đêm quần quật trong bếp làm sạch những chồng bát đũa bẩn của quán ăn, giọt mồ hôi lấm tấm trên trán chẳng có thời gian lau khô, một thân một mình co ro trong mùa đông rét mướt đến chỗ làm thêm... ít ai nghĩ, chỉ 19 tháng trước thôi, cuộc sống của cô bạn hoàn toàn khác - một cuộc sống có bố mẹ.
Nhưng khi sống trong sự bảo bọc, Nhung lại muốn được "tháo củi sổ lồng". Cô bạn từng gọi cuộc sống êm đềm của mình là "một cuốn băng được lập trình sẵn và ngày nào cũng phát đi phát lại với những chủ đề quen thuộc" và khao khát phá bỏ nó mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau khi học xong cấp 3.
Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: Mang được nhiều tiền về không? - Ảnh 3.
Nơi làm việc của Tuyết Nhung khi du học tại Hàn.
Nhung hồi tưởng: "Năm cuối cấp, các bạn cùng khối, lớp chọn thì hướng đến các trường ĐH. Ở lớp đại trà, học sinh chủ yếu là đi làm công nhân, vài ba đứa lập gia đình, hoặc về mở cửa hàng cửa hiệu, ở nhà giúp bố mẹ kinh doanh... Mình, thời điểm đó, muốn làm một điều khác biệt nên quyết định du học Hàn. Đúng ngày sinh nhật lần thứ 18, lịch bay đã được lên sẵn sau ngày nhận visa khoảng 3 tuần. Khoảnh khắc ngồi trong phòng chờ bay nhớ lại giây phút rưng rưng nước mắt chào tạm biệt gia đình, bạn bè, người thân để bắt đầu chuyến đi xa đầu tiên trong đời mình, suốt 18 năm trời, đó là lần đầu tiên mình muốn thời gian chậm lại một phút thôi...".
Báo tin về nước không ai ra đón, chỉ thấy hỏi quà
Khi du học rồi, Nhung mới có cơ hội nhìn cuộc sống đa chiều hơn. Cô bạn nhớ mãi cái lần mình đăng status thông báo còn vài ngày nữa là về Việt Nam ăn Tết. Chờ mòn răng, Nhung chẳng nhận được lời hỏi thăm sức khỏe, nói thương nhớ hay hỏi có ai đón chưa mà chỉ toàn những comment kiểu như: "Nhớ mua quà cho tao đấy", "Không có quà thì đừng về", "Mày bảo mua gì cho tao đừng có quên nha"...
Chưa hết, khi Nhung vừa đặt chân về đến nhà, hàng xóm với họ hàng đến thăm cũng chẳng mấy ai hỏi han chuyện học hành, đời sống ra sao mà toàn "auto" hỏi: "Có mang được nhiều tiền về không cháu?".
Họ đâu biết, khi nghe những câu hỏi ấy, Nhung tủi thân chỉ muốn bật khóc thật to.
"Không chỉ riêng mình, mà tất cả bạn bè mình sống bên này cũng chung cảnh đó. Mình không có ý kể khổ để một số người nói: Khổ thế đi làm gì để rồi kêu ca?, mình chỉ muốn truyền cho các bạn đi sau một chút trải nghiệm, để các bạn không bị bỡ ngỡ khi bước chân sang đây, không bị "vỡ mộng" như những người đi trước không có kinh nghiệm", Nhung nói.
Cô bạn tiếp lời: "Các bạn ở nhà phải hiểu rằng, chúng mình bên này kiếm tiền khá vất vả, chưa kể học phí và các chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, điều kiện để mua quà cáp khi về Việt Nam cho tất cả mọi người là không thể.
Không biết các bạn đòi quà ý thật hay trêu, nhưng các bạn nói chung và bản thân mình nói riêng đều cảm thấy chạnh lòng khi nghe những câu nói đó. Còn hàng xóm, anh em hỏi "Mang được nhiều tiền về không cháu?", câu này mình và bố mẹ mình nghe hằng ngày.
Bố mẹ mình rất hiểu mình, thậm chí thương con vất vả, bảo mình làm ít thôi vì thể trạng yếu, nếu không đủ khả năng bố mẹ sẽ hỗ trợ. Mình chỉ cần vậy thôi, bố mẹ hiểu con, chia sẻ với con cái là rất vui và hạnh phúc rồi, người ngoài nói gì cũng không còn quan trọng nữa".
Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: Mang được nhiều tiền về không? - Ảnh 4.
Tuyết Nhung cảm thấy tủi thân vô cùng với câu hỏi: "Đi du học, có mang được nhiều tiền về không cháu?".
Với những du học sinh nặng gánh cơm áo, gạo tiền như Nhung, việc học trong hoàn cảnh ấy dễ bị xem nhẹ và nhiều bạn sẽ có tâm lý: "Học hay không không quan trọng, chỉ cần đến lớp thôi là được".
Hỏi Nhung điều này có làm mất ý nghĩa của hai từ du học không? Cô bạn đáp gọn lõn: "Bỏ nhiều công sức ra để kiếm tiền học như vậy, phải học sao cho xứng đáng chứ!".
Nhung cho biết, giai đoạn cô lao vào làm thêm không kể ngày đêm là lúc còn đang học tiếng Hàn. Hiện tại, cô bạn đã học lên chuyên ngành. Trong quá trình học, 9X được nhiều giáo sư quan tâm giúp đỡ, như được tiếp thêm động lực rất nhiều.
Nhìn lại chặng đường đã qua, Nhung không hề hối hận vì ngày ấy đã quyết định "ném mình ra cuộc sống bình yên".
"Nhiều lúc cũng mệt mỏi, stress nặng vì việc học, việc làm, đủ thứ việc cộng lại, lúc đó nhớ nhà, nhớ bố mẹ lắm, nhất là đợt mới sang, mới đi làm. Nhưng dần rồi cũng quen, cũng thích nghi được, mình lại thấy yêu Hàn Quốc lắm. Dù gì, mình cũng đang được sống, làm việc tại một đất nước phát triển, hiện đại, văn minh và sạch sẽ. Hai năm sống tại Hàn, chưa bao giờ mình nghĩ sẽ từ bỏ nơi này", cô gái mạnh mẽ đáp.
Hiện tại, cuộc sống của Nhung tại Hàn đã khá ổn định. Trung bình mỗi tháng, Nhung kiếm được khoảng 25 triệu đồng từ "nghề" rửa bát. Nếu chi tiêu cho cuộc sống bình thường thì thoải mái, nhưng học phí cao nên cô bạn phải dè sẻn và tính toán rất kỹ trong từng bữa ăn.
(Nguôn Kênh 14.vn)
Tuy nhiên, sau những khó khăn, vấp ngã sẽ giúp các bạn trưởng thành hơn rất nhiều, đến gần hơn với thành công của mình cũng như có những trải nghiệm quý báu trong quảng thời gian học tập, làm việc tại đất nước mới. Hãy liên hệ tới ThangLong OSC bạn sẽ nhận được những thông tin chi tiết hữu ích nhất về chi phí, điều kiện, hồ sơ, thủ tục du học Hàn Quốc tự túc 2017

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Khi du học Hàn Quốc tại Seoul thì chi phí cần bao nhiêu tiền?

 Là thủ đô của đất nước Hàn Quốc, mức sống tại Seoul khá đắt đỏ, tốn kém hơn rất nhiều so với những vùng khác xứ Kim Chi. Tuy nhiên, với cuộc sống nhộn nhịp, sôi động và nhiều màu sắc, Seoul vẫn là điểm đến khá thú vị của các bạn sinh viên du học Hàn Quốc. Để có thể học tập, sinh sống tại thành phố này thì chi phí khoảng bao nhiêu tiền một tháng? bạn phải tính toán sao cho hợp lý nhất. Trung tâm tuyển sinh du học Hàn Quốc uy tín tại Hà Nội - ThangLong OSC sẽ khái quát về cuộc sống tại Seoul giúp các bạn trẻ có cái nhìn khái quát nhất qua bài viết dưới đây.
 Thông thường chi tiêu tại Seoul của du học sinh Việt trong một tháng sẽ bao gồm các khoản sau:
Tiền ăn (200 USD ~ 400 USD): Cái này là vấn đề quan trọng nhất, bởi có thực mới vực được đạo. Cách tiết kiệm nhất khi chi tiêu trong chuyện ăn uống đó là đi chợ mua đồ ăn tươi về, cắt nhỏ ra và để tủ lạnh hoặc nấu cả một nồi lớn rồi ăn dần. Vấn đề nhỏ đó là khác với đi siêu thi, để đi chợ mua thực phẩm được thì phải biết tiếng Hàn để hỏi giá và mặc cả hoặc dặn làm thịt theo yêu cầu của mình. Hai chợ lớn mà sinh viên thường đi đó là chợ ở Jegi-Dong (경동시장) và chợ Majang (마장시장), ngoài ra có chợ Norangjin chuyên về hải sản. Các bạn cũng nên biết là rau và hoa quả tại Hàn đôi khi đắt hơn thịt. Và mức giá 200 USD là mức tối thiểu nhưng cái này rất khó, trừ phi bạn muốn trông như một con cá mắm. Còn nếu đủ dưỡng chất và no thì cũng phải tầm 300 đến 400USD để chi tiêu cho tiền ăn đấy nhé!


Tiền nhà (250 USD ~ 400 USD): Sống ở Seoul rất đắt đỏ. Nếu bạn muốn lộ trình du học hàn Quốc của bạn luôn được tiết kiệm tối đa, thì mức sống buộc cũng phải eo hẹp hơn, từ ăn uống đến thuê nhà ở. Với mức giá 250 USD bạn chỉ có thể lựa chọn  ở Kosiwon – một loại phòng rất nhỏ và không có bếp tại Seoul. Nếu ở phòng này, “giấc mơ” tự nấu ăn để tiết kiệm của bạn sẽ tiêu tùng. Để thuê được một phòng có bếp và nhà vệ sinh riêng bạn ít nhất cũng phải chi gần 400 USD. Lưu ý,  một số nơi cho thuê phòng sẽ yêu cầu bạn đặt cọc.
 Tiền giao thông (100 USD ~ 150 USD): giống với Nhật Bản, đất nước Hàn Quốc cũng rất chuộng các phương tiện giao thông công cộng. Muốn vừa học vừa làm khi đi du học Hàn Quốc, chuyện lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện công cộng này là thuận tiện và tiết kiệm nhất. Các bạn có thể mua một chiếc thẻ giao thông (교통카드) để tiện cho việc di chuyển chủ yếu bằng tàu điện ngầm và xe bus. Nếu bạn ở ngay gần trường hoặc sở hữu một chiếc xe đạp thì không nói làm gì, còn nếu để đi đi về về từ trường tới nhà ngày 2 bận thì mỗi bận bạn sẽ tốn 1 USD và nếu có đi loanh quanh mua đồ hay đi chơi trong thành phố nữa thì một tháng bạn sẽ mất khoảng tầm 100USD  hoặc 150USD cho phí vận chuyển.
 Tiền điện thoại: (10 USD~ 45 USD): Số tiền này tuy không nhiều nhưng cũng không thể coi thường bởi nếu bạn buông lơi quản lý sẽ bênh lên nhiều đấy. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn có thể đăng ký thuê bao hay trả trước khi sử dụng điện thoại tại Hàn. Nếu trả trước thì một tháng chỉ cần giữ nạp khoảng 10 USD trong tài khoản là được rồi, còn nếu thuê bao thì thấp nhất là tầm 45 USD/ tháng.
 Tiền sinh hoạt (50 USD ~ 100 USD): Khi đi du học Hàn Quốc tự túc, rất ít bạn lựa chọn ở ký túc xá của trường bởi việc giới hạn giờ giấc của ký túc xá ảnh hưởng ít nhiều đến việc làm thêm của các bạn. Thuê trọ ngoài bạn sẽ tốn một khoản tiền từ 50 đến 100 USD cho sinh hoạt phí. Phí này chủ yếu bao gồm điện, nước, net, gas, phí vệ sinh… Tiền sinh hoạt nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào lối sống của từng người và cũng tùy từng nơi thuê nữa. Vì đôi khi nhà mình thuê cung cấp, hoặc không, nhưng thường là tiền điện và tiền gas bạn sẽ phải chịu. Mùa hè thì tiền điện thường sẽ cao hơn nhưng mùa đông thì tiền gas lại cao (nếu bạn dùng hệ thống sưởi). Cách thức tiết kiệm nhất là xài quạt, và mùa đông thì mua một cái chăn điện nhỏ hoặc máy sưởi nhỏ để tiết kiệm tiền sinh hoạt.
Thông tin chi tiết về chương trìnhdu học Hàn tự túc vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

45 câu hỏi giúp đạt visa du học Hàn Quốc khi phỏng vấn

 Thử thách của các bạn sinh viên chính là việc trải qua vòng phỏng vấn xin visa du học Hàn Quốc vừa học vừa làm một cách tốt nhất, du học sinh phải nỗ lực và chuẩn bi chu đáo. Chính vì vậy, xin visa du học Hàn Quốc để thấy đây chính là chìa khóa mấu chốt cho việc bạn có được học tập, nghiên cứu và trải nghiệm những điều thú vị tại xứ Kim Chi. Do đó, bạn phải trang bị cho mình những câu hỏi trong buổi phỏng vấn, bài viết dưới đây Đại diện tuyển sinh du học uy tín ThangLong OSC xin chia sẽ cho các bạn 45 câu hỏi cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn để có được visa du học Hàn Quốc 2017 một cách ngoạn mục nhé!

Một số câu hỏi cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn du học Hàn Quốc

  1. 자기소개 해보세요. 살이에요? 어디에서 태어났어요Bạn hãy tự giới thiệu bản thân. Bạn bao nhiêu tuổi? Bạn sinh ra ở đâu?
  1. 지금 이에요Bây giờ là mấy giờ mấy phút?
  1. 어늘은 며칠입니까Hôm nay là ngày bao nhiêu?
  1. 1부터 20까지 숫자를 세어보세요Bạn hãy thử đếm từ 1 đến 20.
  1. 모음을 말하세요Bạn hãy thử kể các nguyên âm trong tiếng Hàn.
  1. 주에 요일을 말해볼 있나요Bạn có thể kể ra các thứ trong tuần được không?
  1. 년에 모든 달을 말해볼 있나요Bạn có thể kể tất cả các tháng trong năm được không?
  1. 지금 무었을 공부하고 있나요? 지금 무엇을 하고 있나요Hiện tại bạn đang học gì? / Hiện tại bạn đang làm gì?
  1. 공부했던 고등학교는 어디에요? 어느 고등학교에서 공부했어요? 어느 고등학교를 졸업했어요Trường trung học phổ thông bạn đã học nằm ở đâu? / Bạn đã học ở trường trung học phổ thông nào? /  Bạn đã tốt nghiệp trường trung học phổ thông nào?
  1. 부모님 성함이 뭐에요? 부모님 성함이 어떻게 되나요Tên của bố mẹ bạn là gì?

  1. 부모님의 직업이 무엇입니까? 부모님께서는 무슨 하세요Nghề nghiệp của bố mẹ bạn là gì? / Bố mẹ bạn đang làm việc gì?
  1. 가족이 명입니까? 가족이 명이에요? 식구는 명이에요Gia đình bạn có mấy người?
  1. 고등학교 성적이 어떻게 되나요Thành tích trung học hổ thông của bạn như thế nào?
  1. 한국으로 공부하러 가는 학교의 이름은 무엇입니까? 위치는 어디에 있습니까? 대학교는 어디에 있나요Trường bạn muốn đến học tại Hàn Quốc tên là gì? Vị trí của trường đó ở đâu? Trường đó nằm ở đâu?
  1. 어디에서 한국어를 공부했나요? 어디에서 한국어를 배웠나요Bạn đã học tiếng Hàn ở đâu?
  1. 학비는 누가 주실 건가요? 등록금은 누가 주실 건가요Ai sẽ trả học phí cho bạn? Ai sẽ trả phí đăng ký cho bạn?
  1. 한국에 친구나 친척이 있나요? 한국에 아는 사람이 있어요Bạn có người thân hay bạn bè ở Hàn Quốc không? Tại Hàn Quốc bạn có người quen nào không?
  1. 한국에 가는 목적이 무엇입니까? 한국에 가나요? / 한국에 가는 것입니까Mục đích bạn đến Hàn Quốc là gì? Tại sao bạn lại đến Hàn Quốc?
  1. 한국에 무엇을 공부하러 가요? 한국 가서 공부할 거예요?/ 한국에 가서 무엇을 전공하고 싶어요Bạn đến Hàn Quốc để học gì? Khi đến Hàn Quốc bạn sẽ học gì? Đến Hàn Quốc bạn muốn học chuyên ngành nào?
  1. 1 등록금이 얼마예요? 1 학비가 얼마인가요Phí đăng ký 1 năm là bào nhiêu? Học phí một năm là bao nhiêu?
  1. 생활비는 얼마예요? 생활비는 얼마나 준비했나요Sinh hoạt phí là bao nhiêu? Bạn đã chuẩn bị bao nhiêu tiền sinh hoạt phí?
  1. 생일이 언제입니까? 생일이 언제예요Sinh nhật của bạn là khi nào?
  1. 자유시간에 해요Thời gian rảnh bạn làm gì?
  1. 장점은 무엇입니까? / 장점은 뭐죠Ưu điểm của bạn là gì?
  1. 단점은 무엇입니까? / 단점은 뭐예요Nhược điểm của bạn là gì?
  1. 취미가 무엇입니까?/ 취미가 뭐예요? /취미가 뭔가요Sở thích của bạn là gì?
  1. 한국이 좋아요? / 한국이 좋은가요Tại sao bạn lại thích Hàn Quốc?
  1. 어디에 사세요? 집이 어디예요Bạn sống ở đâu? Nhà của bạn ở đâu?
  1. 형제의 직업이 무엇입니까? 오빠의 직업이 무엇입니까? 여동생이 무슨 일을 해요Nghề nghiệp của anh chị em bạn là gì? Nghề nghiệp của anh trai bạn là gì? Em gái bạn đang làm gì?
  1. 100부터 200까지 숫자를 세어보세요. 40부터 80까지 숫자를 세어보세요. 1시부터 12시까지 말해 보세요Bạn hãy thử đếm số từ 100 đến 200. Bạn hãy thử đếm từ 40 đến 80. Bạn hãy thử nói bằng tiến Hàn từ 1 giờ đến 12 giờ.
  1. 사계절을 말해 보세요Bạn hãy thử kể 4 mùa được không?
  1. 한국의 대통령의 이름이 무엇입니까? / 한국의 대통령의 성함이 어떻게 됩니까Tổng thống Hàn Quốc tên là gì?
  1. 지금 한국에는 무슨 계절입니까Hiện tại ở Hàn Quốc là mùa nào?
  1. 오늘 점심 (아침, 저녁) 무엇을 먹었습니까Hôm nay bữa trưa (bữa sáng, bữa tối) bạn đã ăn gì?
  1. 오믈 점심 (아침, 저녁) 시에 먹었습니까Hôm nay bạn đã ăn trưa (ăn sáng, ăn tối) lúc mấy giờ?
  1. 몸무게가 키로그램입니까Cân nặng của bạn là bao nhiêu kilogram?
  1. 키가 어떻게 됩니까? 키가 센티미터입니까Chiều cao của bạn là bao nhiêu? Chiều cao của bạn là bao nhiêu cm?
  1. 한국에 일하러 갑니까? 아니요, 한국어를 공부하기 위해서 갑니다Bạn đến Hàn Quốc để làm việc ạ? Không, tôi đến để học tiếng Hàn.
  1. 무슨 운동을 좋아합니까? 좋아하는 운동이 무엇입니까? 축구 (수영, 농구, 배구) 좋아합니다Bạn thích môn thể thao nào? Môn thể thao bạn thích là gì? Tôi thích bóng đá (bơi, bóng rổ, bóng chuyền)
  1. 가장 좋아하는 과목은 뭐예요? 물리 (수학, 체육, 영어) 좋아합니다Môn học bạn yêu thích nhất là gì? Tôi thích môn vật lý (toán học, thể dục, tiếng Anh).
  1. 무슨 색깔을 좋아해요? 파란색 (빨깐색, 녹색) 좋아합니다Bạn thích màu nào? Tôi thích màu xanh da trời (màu đỏ, màu xanh lá cây).
  1. 파란색을 좋아해요? 파란식이 예쁩니다Tại sao bạn lại thích màu xanh da trời? Màu xanh da trời rất đẹp.
  1. 오늘 날씨가 어때요? 오늘 날씨가 좋습니다. (덥습니다, 시원합니다Thời tiết hôm nay thế nào? Thời tiết hôm nay tốt. (nóng, mát mẻ)
  1. 한국에 친구친척이 있습니까? (언니가) 한국 글로자입니다. 한달 월급이 얼마예요?베트남에 자주 돈을 보닙니까? 한국에 온지 얼마 되었어요? 한국에 어디에 삽니까Bạn có người thân hay bạn bè tại Hàn Quốc không? (Chị gái) Là người lao động Hàn Quốc. Mức lương một tháng là bao nhiêu? Có thường xuyên gửi tiền về Việt Nam không? Bạn đến Hàn Quốc được bao lâu rồi.Sau khi đến Hàn Quốc bạn ở đâu?
  1. 한국으로 공부하러 가는 대학교 이름을 한글로 보세요.Bạn hãy thử viết tên trường Đại học bạn sẽ học tại Hàn Quốc  bằng tiếng Hàn được không?
 Bạn đang quan tâm đến kỳ tuyển sinh du học Hàn Quốc tự túc 2017 hãy nhanh tay liên lạc đến ThangLong OSC để nhận được những thông tin tư vấn hữu ích cùng mức chi phí du học trọn gói chí với 150 triệu
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 362 – 0981052583

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Sau quá trình du học Hàn Quốc bạn học được những gì?

 Được học tập ở bất kỳ một đất nước nào có nền văn minh tiên tiến, kinh tế phát triển cùng hệ thống giáo dục quốc tế sẽ giúp các bạn du học có những những trải nghiệm đáng quý, tích lũy thêm cho mình bài học đắt giá đồng thời mở ra cánh cửa cuộc động tốt hơn và bạn ngày càng trưởng thành hơn. Chính vì vậy, ngoài những giờ học tập trên lớn, đi du học Hàn Quốc vừa học vừa làm sẽ mang lại cho các bạn sinh viên quốc tế những giá trị cuộc sống nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tình yêu thương gia đình thật đáng quý

 Khi đi du học, bạn sẽ không được gần gia đình, người thân yêu của mình những khó khăn tại cuộc sống mới cùng những lúc chùn chân mỏi gối, bạn nhớ ra nhiều bài học bố đã từng dạy (nhưng trước đây không hề để ý), và thấy chúng có lí. Những kỳ nghỉ lễ để được về quê thăm gia đình sẽ là quảng thời gian hạnh phúc đối với mỗi bạn du học sinh.

Cuộc sống vất vả khi đi làm thêm trang trải cuộc sống du học

 Đối với những bạn tham gia chương trình tuyển sinh du học Hàn Quốc tự túc 2017 thì đây là bước đầu trong quá trình tự lập của mình về việc sử dụng động tiền. Bất kể công việc của bạn là chạy bàn ở quán café, là giữ trẻ, là dắt thú cưng đi dạo,…hay là việc gì khác chăng nữa, thì bạn cũng sẽ trải qua cảm giác xúc động khi lần đầu tiên được cầm tiền lương trên tay. Hiểu được giá trị đồng tiền, bạn tự nhiên sẽ có trách nhiệm hơn với khoản tiền mà gia đình chu cấp cho việc du học và suy tính kỹ càng hơn trước khi chi tiêu.


Các cách chọn trường đại học lý tưởng khi du học Hàn Quốc

Tự mình tìm kiếm những giải pháp cho mọi vấn đề cuộc sống

 Đi du học ở bất cứ nơi nào, bạn cũng phải trải qua những khó khăn, vất vả và những lối sống, văn hóa hoàn toàn mới lạ trong thời gian mới bắt đầu. Từ việc học trên lớp, rào cản ngôn ngữ, sinh hoạt hàng ngày... bạn sẽ phải tự cách xoay sở vấn đề của mình bằng nhiều cách khác nhau: làm quen với bạn mới, chủ động gặp thầy cô để xin slide, vùi mình trong thư viện để đọc thêm, thêm nữa.

Không còn sống trong quảng thời gian công tử, tiểu thư như ở nhà

 Không nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình thì vấn đề tự lập là điều cực kỳ quan trọng. Tất thảy những công việc nhà trước giờ có thể bạn chưa từng phải động tay vào giờ sẽ là trọng trách của bạn. Phải tự chăm sóc cho sức khỏe và những bữa ăn của mình, bạn sẽ phải tìm hiểu cách nấu nướng, tận dụng tối đa các phương án mua sắm tiết kiệm và đặc biệt là tài nấu ăn của bạn sẽ “lên tay” đáng kể (kể bạn có thuộc thuộc giới tính nào chăng nữa).

Khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài

 Được học tập trong môi trường đa văn hóa tại xứ Kim Chi sẽ mang lại cho bạn nhiều khám phá thú vị về văn hóa, con người, đất nước của rất nhiều bạn học trên thế giới. Nói chuyện với bạn bè nước ngoài về những chuyến đi của họ, tự nhiên bạn sẽ háo hức nghĩ về chuyến đi của mình…

Kiềm chế bản thân sau những cám dỗ cuộc sống

 Trong cuộc sống ngày càng khó khăn, nếu bạn không biết kiềm chế bản thân mình thì sẽ phải trả cái giá rất đắt. Bởi vì bạn biết ấn tượng vào ngày đầu tiên ở chỗ thực tập quan trọng hơn một cuộc vui mà bạn có thể tham gia vào bất kì cuối tuần nào khác trong năm.

Suy nghĩ điềm tĩnh sau những mối quan hệ

 Bạn sẽ không là cô bé, cậu bé còn trẻ tuổi suy nghĩ bồng bột nữa mà thay vào đấy là những suy nghĩ chín chắn, sâu xa hơn trong những mối quan hệ phức tạp của xã hội. Đơn giản vì những sai lầm mà du học sinh Hàn Quốc thường mắc phải đã giúp bạn nhìn rõ được “bộ mặt” thật của nhiều người. Và bởi vì cuộc sống xa nhà bận rộn không cho phép bạn dành quá nhiều thời gian cho những vấn đề của người khác nữa. Những mối quan hệ quan trọng, sự giúp đỡ hỗ trợ nhau cũng quan trọng nhưng cuộc sống học hành tại Hàn Quốc của bạn quan trọng hơn. Và bạn hiểu rằng mình phải độc lập được trước vấn đề của mình rồi mới có thể nghĩ cho người khác.